Tiêm filler không rõ nguồn gốc, tiêm nhầm mạch máu hay sử dụng quá liều lượng là những nguyên nhân khiến cho phương pháp thẩm mỹ này trở thành mối nguy hiểm khôn lường.
Đọc thêm:
Filler còn được gọi là chất làm đầy, một hợp chất được cấu tạo từ axit hyaluronic giống như một chất tự nhiên tồn tại trong cơ thể người. Việc tiêm chất làm đầy nhằm thay thế axit hyaluronic trong tế bào hoặc các tổ chức bị thiếu hụt, gây mất thẩm mỹ. Mục đích của filler là làm phẳng da hay tăng thể tích của một bộ phận nào đó chỉ trong thời gian ngắn, cho hiệu quả ngay tức thì.
Filler được sử dụng rộng rãi trong thẩm mỹ
Filler thường được dùng để nâng mũi, độn cằm, tạo môi trái tim, tiêm má baby. Thời gian thực hiện rất nhanh chóng, chỉ khoảng 10 - 15 phút. Các bác sĩ sẽ sử dụng kim tiêm chuyên dụng đưa filler vào da với một lượng rất nhỏ.
Sau khi tiêm bạn không cần nghỉ dưỡng, không cần đụng đến đến dao kéo gây đau đớn, nên hình thức thẩm mỹ này đang trở thành xu hướng được rất nhiều chị em ưa chuộng.
Trên thị trường hiện nay chỉ có một số loại, chủ yếu do Mỹ, Thụy Sĩ sản xuất. Về bản chất, chúng giống nhau, chỉ khác nhau về hang, nhưng bạn nên lưu ý rằng, loại an toàn chỉ đóng trong một xilanh có hàm lượng, khối lượng nhất định, thường là 1 cc. Càng ngày càng xuất hiện nhiều loại filler trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc, dẫn đến những hậu quả không lường.
Hiểm họa khôn lường từ tiêm filler
Theo khuyến cáo của các chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ, ngoài việc sử dụng filler không rõ nguồn gốc tại các cơ sở chui, bác sĩ không có tay nghề thì bản thân việc sử dụng filler cũng ẩn chứa đầy hiểm họa như làm liệt cơ mặt, tăng nếp nhăn nếu ngừng dùng, đẩy nhanh quá trình lão hóa da, thậm chí vón cục, nhiễm trùng huyết rất đáng sợ.
Gần đây nhất là câu chuyện của cô gái tên L ở một cơ sở spa tại TP.Hồ Chí Minh nhờ bạn tiêm chất làm đầy vào mũi. Ngay sau khi được tiêm filler, L. có cảm giác mờ mắt, chóng mặt, tê liệt cánh tay và được đưa đến bệnh viện trong tình trạng mắt hoàn toàn mất thị lực và chất làm đầy này đã xâm nhập, ảnh hưởng đến não bộ.
Bên cạnh đó, việc tiêm chất làm đầy quá liều cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới người dùng. Theo các chuyên gia thẩm mỹ, tiêm filler vào sống mũi không được quá 1cc, vùng đầu mũi là 0,3cc, nếu quá liều sẽ làm căng da, chèn mạch máu gây thiếu máu sẽ dẫn đến hậu quả khó lường.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét